Cây hương thảo với hương tinh dầu thơm mát nếu được trồng trong nhà chắc chắn sẽ làm tinh thàn mọi người phấn chấn, sảng khoái và hưng phấn.
Đặc điểm cây hương thảo
Hương thảo là một loài cây bụi, thuộc họ hoa môi, có tên khoa học là Rosmarinus officinalis, hay tên thường gọi dễ thương hơn là Rosemary. Đây là cây bản địa có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải,, được trồng nhiều tại khu vực các nước phía Nam Châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Cây được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, và được trồng chủ yếu ở một số tỉnh miền Nam và miền Trung.
Cây hương thảo là loại cây phù hợp với môi trường nhiệt đới. Theo trang y khoa Tuệ Tĩnh thì cây là loại cây nhỏ, rất nhiều lá, phân nhánh mọc thành các bụi. Lá cây có hình dải, không có cuống mặt trên nhẵn màu xanh thẫm, mỏng và có mép gập xuống. Mùa hoa nở cây có hoa dài 1cm màu lam nhạt, màu tím, phần thùy có những chấm tím mờ. Hoa cuốn xung quanh vòng lá, khoảng 2 đến 10 vòng hoa. Cây có hương thơm tinh dầu, dễ chịu.
Tinh dầu hương thảo với mùi hương ngây ngất giúp co tinh thần sảng khoái
Cách trồng và căm sóc cây hương thảo
Một loại cây với mùi hương quyến rũ như hương thảo chắc chắn sẽ là điểm nhấn tuyệt vời để trồng chăm nhà của bạn. Cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, khô ráo và nhiều nắng nhưng không nắng gắt, do đó đất trồng cần thoát nước tốt.
Dưới đây là một số lưu ý cần thiết để trồng và chăm sóc cây hương thảo trong chậu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Đất trồng
Cây hương thảo có đặc tính là bộ rễ nhạy cảm và cần thoát nước tốt nên đất trồng phù hợp nhất là loại đất vừa đảm bảo tươi xốp và lại thoát nước nhanh.
2.Chọn cây giống
Có thẻ mua sẵn cây giống tại các cửa hành hoặc tự cắt cành nhân giống. Chiều dài cành cắt khoảng 5-10 cm thì khi trồng tỉ lện sống sẽ cao hơn, khoảng 80%.
3.Khí hậu và vị trí trồng
Xét về đặc điểm khí hậu Việt Nam nơi thích hợp nhất trông cây là ở Đà Lạt với thời tiết mát mẻ, tuy nhiên ở các nơi khí hậu khác nhau nên bạn chỉ cần chọn vị trí trồng có nhiều bóng râm vad độ ẩm trung bình, Nếu đặt ở vị trí nhiều ánh nắng thì lá dễ bị teo à cháy, tinh dầu trông cây trở nên khô và cây chậm phát triển hoặc nhanh chết. Tuy nhiên nếu vị trí trồng có thể đón nhiều nắng vào sáng sớm thì cây sẽ phát triển xanh mát hơn.
- Cách tưới nước và chăm sóc cây
Tưới nước: với thời tiết bình thường thì bạn chỉ cần tưới đẫm vào sáng sớm. Tuy nhiên trong thời tiết hanh khô thì có thê tưới thêm 1 lần vào chiều mát, tuy nhiên lượng tưới phải vừa đủ dể nước không bị đọng lại quanh gốc cây sẽ khiến bộ rễ của cây dễ bị thối.
Lưu ý quan trọng: nếu trời mưa nhiều ngày thì nên để cây trong nhà.
Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng hương thảo cũng cần một lượng dinh dưỡng nhất định, tuy nhiên không cần quá nhiều. Việc bón phân đều đặn và liều lượng thấp vừa đủ sẽ giúp cây phát triển, ra thêm nhiều nhanh và lá cây luôn căng bóng và xanh tốt.
Tỉa tót: Nếu chăm sóc tốt thì sau vài năm hương thảo sẽ có hình dáng khá lớn. Nếu bạn là một người yêu nghệ thuật bạn có thể cắt tỉa cây thành các hình dáng yêu thích để làm cảnh trang trí sân vườn nhà cửa. Vào mùa xuân và hè khi những bông hoa màu tím nở rực rỡ sẽ hấp dẫn ánh mắt nhiều người.
Xem thêm: Cách chăm sóc cây tùng thơm
Công dụng cây hương thảo
- Ẩm thực
Trong ẩm thực hương thảo thường là cây gia vị vì với vị đắng nhè nhj có tể át đi mùi tanh của cá thịt. Những món nước BBQ, pizza, gà nướng… sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều khi có mùi hương thảo thoang thoảng.
Các món nướng sẽ ngon hơn khi dùng gia vị chiết xuất từ cây hương thảo
- Làm cây cảnh
Tinh dầu cây thảo tiết ra có các chất hóa học có thể đuổi muỗi một cách tự nhiên. Nếu trồng cây trong phòng thì mùi hương khuếch tán lan tỏa ra khắp căn phòng, rất thơm. Mùi hương có thể giải tỏa căng thẳng stress, kích thích tinh thần hưng phấn thoải mái.
- Y học
Mùi của cây hương thả bên cạnh làm thư giãn còn có nhiều công dụng về y tế khác. Ở trẻ em mùi tinh dầu của cây kích thích tư duy và phát triển trí não của trẻ nhỏ giúp trẻ nhanh nhẹn và hoạt bát hơn.
Tinh dầu hương thảo cũng có tác dụng trong việc thông rượt, lợi tiểu do sự có mặt của các chất chống oxy hóa như acid rosmarinic… và các flavonoid.
Theo Hoadepdocdao.net tổng hợp