Từ thời xa xưa, cây bồ đề thường được trồng ở trong đình chùa, miếu,…nên nó mang theo một nét cổ kính, uy nghiêm và thiêng liêng. Thế nhưng, hiện nay, cầy bồ đề không chỉ trồng trong chùa, đình mà người ta trồng làm cây bon sai, uốn theo nhiều kiểu dáng để trang trí ở sân vườn, khuôn viên nhà hàng hay khách sạn.
Đặc điểm cây bồ đề
Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus rumphii và thuộc họ nhà dâu tằm. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và vùng tây nam Trung Quốc. Chúng là cây thân gỗ sống lâu năm. Chiều cao trung bình của chúng vào khoảng 25m. Với cây trưởng thành thì đường kính thân to khoảng 3m. Vào mùa thu cây thường rụng hết lá nhưng vẫn giữ lại một ít lá xanh trên cây. Sang tới mùa xuân, cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc. Cây bồ đề có vỏ thân màu nâu xám, có vảy. Điều đặc biệt là chúng có rất nhiều rễ cây, các cành nhánh phân nhiều tạo thành hệ thống lá rậm rạp.
Lá cây bồ đề hơi hẹp, có hình dáng kiểu trái tim và có chiều dài khoảng 2-5cm. Chúng có màu xanh đậm, có đường gân nổi màu trắng xanh. Khi còn non chúng có màu hơi đỏ nhưng càng lớn chúng chuyển dần sang màu xanh.
Hoa bồ đề mọc đơn và có màu đỏ trông rất đẹp. Hoa của chúng mọc thành từng cụm với nhau và chúng mọc ngay trên thân như những quả sung mọc trên thân. Mùa hoa của chúng kéo dài từ tháng 2 đến hết tháng 4 rồi bắt đầu hình thành quả. Qủa bồ để có hình dáng giống hình cầu, có kích thước nhỏ. Qủa của chúng không có cuống, cũng tập trung mọc thành chùm giống như hoa của chúng. Khi chín quả bồ đề có màu tím.
Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề
Thời vụ trồng: Có thể trồng cây vào thời điểm nào trong năm cũng được nhưng cần chú ý tránh nắng nóng hay mưa lớn. Đầu mùa xuân là thời gian thích hợp trồng cây bồ đề nhất.
Ánh sáng: Cây bồ đề là cây ưa nhiều ánh sáng, chúng cần ánh sáng để quang hợp thì mới phát triển tốt được, cây đón được càng nhiều ánh sáng thì cây càng sinh trưởng nhanh.
Nhiệt độ: Cây có thể chịu nhiệt độ thấp rất tốt nhưng không chịu được nhiệt độ quá cao. Khoảng nhiệt độ thích hợp trồng cây là 15-35 độ C.
Giống cây trồng: Cây bồ đề thường được nhân giống bằng phương gieo hạt hoặc giâm cành. Việc nhân giống cũng không gọi là quá khó nên hiện nay giống cây được bán khá phổ biến. Nếu bạn tự tay chọn cành giâm thì nên chọn cành không quá già cũng không quá non. Còn với hạt bồ đề thì nên chọn hạt mẩy, to, tròn đều thì tỷ lệ nảy mầm mới cao.
Đất trồng: Loại đất phù hợp trồng cây bồ đề là đất thịt pha nhẹ, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, độ pH khoảng 5.5-6.
Tưới nước: Rễ cây bồ đề là loại rễ cắm sâu vào trong lòng đất nên cần chú ý đảm bảo cây luôn đủ độ ẩm để phát triển. Khi tưới nước cần tưới lượng nước vừa đủ, không quá nhiều dễ khiến cây bị ngập úng. Vào những ngày hè nắng nóng, cây thường xuyên mất nước nên cần tưới nước hàng ngày vào lúc chiều tối cho cây.
Bón phân: Trên thực tế, cây bồ đề rất dễ trồng chỉ cân đảm bảo cây có đủ nước là có thể sinh trưởng bình thường. Thế nhưng để cây phát triển trong môi trường một cách thuận lợi nhất thì nên bón phân 1 lân trong năm cho cây.
Cắt tỉa cành: Tùy vào sở thích của từng người mà tạo dáng cây theo ý của mình. Cần chú ý là nên uốn khi cây còn non, cành còn dẻo thì tạo dáng mới dễ.