Khác với cây trồng được trồng ở môi trường bên ngoài, các cây trồng được trồng ở trong nhà, hay không gian kín, thiếu ánh sáng mặt trời phải có sự chăm sóc và chăm bón ưu tiên hơn. Các cây được trồng và ưa chuộng trồng trong nhà thường là những cây ưa bóng và cây có sức sinh trưởng tốt tuy nhiên chúng ta phải có cách chăm sóc tốt để cây sinh trưởng và phát triển tố hơn. Khi chăm sóc cây trồng trong nhà cần chú ý đến các yếu tố như tưới nước, ánh sáng, phân bón, nhiệt độ, phân bón, và cách chăm sóc cắt tỉa hợp lý.
Xem thêm: Cây trồng phong thủy tốt nhất cây kim ngân lượng, chi tiết tại Cây kim ngân lượng phong thủy
- Yêu cầu về Ánh sáng
Vì cây đặt trong nhà nên lượng ánh sáng chiếu vào là rất ít, tùy vào từng loại cây và họ thực vật mà lượng ánh sáng cần của cây khác nhau.
Thường những cây trồng trong nhà chúng ta nên có thời gian và lượng phơi nắng cho cây thích hợp. Chúng ta có thể phơi nắng cây 2 đến 3 lần /1 tuần. Mỗi lần phơi nắng thời gian khoảng 1 đến 3 tiếng. thời gian phơi nắng thích hợp là từ 7 đến 9g buổi sáng.
Ngoài ra chúng ta có thể đặt các cây ở các vị trí ở gần nơi như cửa sổ, cửa chính, ban công hoặc các vị trí ánh nắng chiếu vào dễ nhất.
Tùy từng loại cây có loại cây ưa bóng rất tốt, đối với loại cây ưa bóng kém hơn thì chúng ta nên để ý và dùng các biện pháp cho cây thích ứng với nắng nhiều hơn một chút.
Ngoài ra còn có thể sử dụng các đèn để cây dùng ánh nắng của đèn thay cho ánh nắng mặt thời. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời .
- Yêu cầu vê nước tưới
– Cây trồng trong nhà thường ưa bóng, vì vậy mà yêu cầu về nước không nhiều . Chúng ta không nên tưới nhiều, có thể gây thối gốc , thối rễ. Chỉ nên tưới khi thực sự cần thiết, khi đất quá khô.
– Khi tưới chúng ta không nên tưới xối xả, tưới nhiều như cây trồng bên ngoài mà chúng ta có thể sử dụng bình tưới dạng vòi phun mưa để tránh tiếp xúc mạnh làm dập ảnh hưởng tới vẻ đẹp và hình dáng của cây.
– Nên có sự quan tâm đến bề mặt đất trồng, đặc biệt là độ ẩm, từ đó chúng ta có thể cung cấp nước cho cây một cách hợp lý nhất.
-Mùa đông và mùa hè có sự cung cấp nước khác nhau. Mùa đông chúng ta có thể tưới ít hơn, mùa hè do sự bay hơi nhiều nên chúng ta có thể tưới nhiều hơn một chút.
Xem thêm:
– Nên mua chậu có lỗ thoát nước ở dưới hoặc có đĩa kê, để tránh tình trạng có sự ứ đọng nước nhiều, gây ngập úng.
- Yêu cầu vê Bón phân
- Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, cũng như là tất cả các quá trình sinh sản của cây.
- Bón phân hợp lý sẽ là bước đệm cho cây sinh trưởng theo chiều hướng tốt nhất.
- Tùy vào các loại cây mà lượng phân bón có sự khác nhau về liều lượng cũng như thành phần của phân bón.
- Nếu bón quá nhiều cây sẽ phát triển vượt mức và sẽ không đẹp, cây quá xum xuê cũng như um tùm không đẹp đối với các loại cây cảnh thì mất thế cây.
- Nếu bón ít hoặc thiếu sẽ làm cây sinh trưởng và phát triển chậm, cây có các xu hướng còi cọc, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh và chết nhanh.
- Thời gian tốt nhất bón phân bổ sung cho cây là 26 đến 30 ngày bón một lần, trung bình lượng 5 đến 6% phân bón tổng hợp cho cây.
- Vấn đề Phòng bệnh
– Vì cây đặt trong nhà nên chúng ta không nên dùng các thuốc trừ sâu, vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.. Thay vào đó chúng ta có thể thay thế dùng các thuốc xịt côn trùng như thuốc xịt muỗi để xịt.
Có các biện pháp thủ công bằng tay rất hữu hiệu để trừ được các bệnh, như bệnh phấn trắng, nấm trắng, chúng ta có thể lau sạch bằng khăn tẩm dung dịch cồn.
Thường xuyên thực hiện công tác cắt tỉa các cành lá già, héo và khô để cây có sự thoáng mát nhất định, không bị lây nhiễm bệnh hại, nấm mốc.
- Cách phục hồi cây
– Cây trồng tronh nhà thường có hiện tượng cây héo xanh, rụng lá, vàng lá đột ngột. Khi phát hiện ra các hiện tượng trên cần xử lý luôn để tránh tình trạng chết cây.
– Thực hiện chăm sóc, hồi xanh lại cho cây kịp thời.
– Khi thấy cây có hiện tượng đó chúng ta nên giảm không cho cây tiếp xúc ánh sáng mặt trời, tránh để tình trạng cây mất nước tiếp, di chuyển cây đến nơi thoáng mát và tránh gió nhiều.
– Kiểm tra độ ẩm của đất và cung cấp nước cho cây, loại bỏ hết các lá vàng, úa và khô.
– Không đào xới đất, tránh để cây bị ảnh hưởng tới bộ rễ.
– Sử dụng đạ pha loãng nước với nồng độ thấp tưới cho cây , liều lượng 7 đến 8 ngày trên 1 lần. Quan sát quá trình hồi phục của cây sau 2 tháng thì chúng ta có thể tưới đạm với nồng độ cao hơn.
– Khi nhìn thấy cây có sự khôi phục trở lại, lá xanh và tươi, khi đấy chúng ta có thể tiến hành đổi đất cho cây, thay đất và cung cấp thêm phân bón bên dưới cho cây. Có thể sử dụng mùn, trấu xen lẫn với bón lót phân bắc, phân hữu cơ cho cây trước khi đặt cây vào trồng lại.’
Xem các loại cây trồng trong nhà đẹp tại https://bit.ly/2OsZXdY